Chuyển đến nội dung
  • dienchanviet@gmail.com
  • 0934.128.128
  • Facebook
  • Twitter
  • Google Plus
  • Youtube
  • Đăng ký
  • Đăng nhập
Diện Chẩn Việt
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tự học
  • Diện chẩn
    • Diện chẩn căn bản
    • Diện chẩn nâng cao
    • Diện chẩn thực hành
  • Bùi Quốc Châu
    • Âm dương khí công
    • Ẩm thực dưỡng sinh
    • Thai giáo
    • Việt Massage
    • Tâm ngôn
  • Tra huyệt
  • Dụng cụ
  • Liên hệ
Menu

Diện chẩn căn bản

Trang chủ » Diện chẩn » Diện chẩn căn bản » Có nên uống thuốc với nước trái cây?

Có nên uống thuốc với nước trái cây?

19/09/2018 09:3419/09/2018 16:18

Đồ ăn, thức uống có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc uống, thế nhưng có nhiều người rất thích dùng nước ép trái cây để uống thuốc.

  • 8 cách dễ làm giúp lông mày mọc dày tự nhiên
  • Bài thuốc dành cho người huyết áp thấp
  • Nên và không nên làm gì khi trẻ chảy máu cam?

Free ship Bọ cạp bạc Bách Chi & dụng cụ/Diện Chẩn online/Tìm đại lý phân phối 

Đồ ăn, thức uống có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc uống, thế nhưng có nhiều người rất thích dùng nước ép trái cây để uống thuốc, hoặc uống thuốc với nước xong, vội vàng ăn thật nhiều trái cây để làm mất dư vị khó chịu của thuốc.

Nên biết rằng, nhiều loại nước trái cây hiện nay đã được chứng minh là gây hại nếu uống chung với thuốc.

Trái cam, quýt, chanh

Ai cũng biết rằng loại quả cam, quýt, chanh có chứa rất nhiều vitamin C, A cùng nhiều khoáng chất rất tốt cho sự phát triển của cơ thể, giúp tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho da.

Tuy nhiên, chúng lại hoàn toàn không thích hợp với những người đang mắc bệnh liên quan đến đau dạ dày, dạ dày bị dư acid hay bị chứng ợ chua đeo bám.

Nước cam, quýt, chanh có chứa nhiều axit, không nên kết hợp với thuốc chống axit có chứa nhôm. Nếu ăn cam, quýt hoặc uống nước loại quả này cùng với thuốc kháng viêm không sieroid (ibuprofen, diclofenac…), trị bệnh đau dạ dày, chúng sẽ làm tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn, gây bỏng rát dạ dày và tăng lượng axit.

Nước cam, chanh cũng chống chỉ định khi dùng chung với các loại thuốc kháng sinh như: ampicillin, erythromycin, lincomycin… vì các kháng sinh này sẽ bị hỏng do kém bền vững ở môi trường axit.

Kết hợp nước uống loại quả họ cam quýt với dextromethorphan chữa ho, có thể làm tăng nguy cơ bị phản ứng phụ, khiến bạn bị ảo giác và buồn ngủ.

Ảnh hưởng của các loại trái cây này với thuốc dextromethorphan có thể kéo dài trong một ngày hoặc lâu hơn, vì vậy tốt nhất không ăn chúng khi đang sử dụng dextromethorphan.

Chuối

Chuối có chứa hàm lượng kali cao nên không được dùng chung với thuốc lợi tiểu tiết kiệm kali (spironolacton, triamteren, amilorid…). Bởi nếu dùng chung hai loại này sẽ làm tăng sự tích lũy kali trong cơ thể có thể gây biến chứng về tim mạch và huyết áp.

Nước nho ép

Dùng nước nho ép để uống thuốc có thể làm giảm tác dụng và làm tăng phản ứng phụ của thuốc chữa bệnh.

Điều này được lý giải là do nước nho ép có thể ức chế các men trong quá trình hấp thụ thuốc, chẳng hạn như thuốc điều trị bệnh tim mạch và thuốc chống nấm (nistatin, fluconazole…).

Nước ép táo

Hãy tránh nước ép táo, cam trong vòng 4 giờ trước và sau khi bạn đã uống thuốc kháng histamin là fexofenadine để làm giảm các triệu chứng dị ứng.

Các loại nước quả trên ức chế peptide (là những protein có cấu trúc đoạn ngắn khoảng từ hai đến vài chục axit amin nối với nhau) vận chuyển thuốc từ đường ruột vào máu.

Sự kết hợp của các loại nước quả này với thuốc chống dị ứng fexofenadine khiến hiệu quả của thuốc trong việc ngăn chặn hắt hơi, sổ mũi giảm tới 70%.

Các loại thuốc khác cũng được vận chuyển với sự giúp đỡ của peptide, vì thế không nên uống các loại nước quả này khi uống các loại thuốc chống dị ứng, thuốc chữa bệnh tuyến giáp có chứa levothyroxine hoặc thuốc điều trị dị ứng và hen suyễn chứa natri montelukast.

Nước ép quả bưởi

Nước ép bưởi có ảnh hưởng nghiêm trọng nhất tới hiệu quả của thuốc khi uống vào cơ thể. Nước ép bưởi làm tăng sự hấp thu thuốc quá nhiều vào máu, có thể gây nguy hiểm. Không nên ăn bưởi khi uống một số loại thuốc sau:

Nhóm thuốc hạ cholesterol trong máu: Nếu bạn đang uống các loại thuốc nhằm giảm cholesterol thì đừng nên ăn bưởi, vì nó sẽ khiến cho một lượng lớn thuốc đọng lại trong cơ thể, không phát huy được tác dụng, dẫn đến tổn thương gan và suy nhược cơ bắp.

Nước bưởi khi dùng chung với simvastatine hoặc atorvastatine có thể làm tăng sự hấp thu của thuốc lên gấp 15 lần và gây tác dụng phụ nghiêm trọng ở cơ.

Các thuốc suy giảm miễn dịch dùng để chống thải ghép (tacrolimus, ciclosporine…): Khi dùng chung với nước bưởi thường xuyên sẽ gây độc hại cho thận.

Các thuốc an thần, thuốc ngủ: Khi dùng với nhóm thuốc này, ăn bưởi sẽ gây ra cảm giác chóng mặt.

Lưu ý: Dù ăn hoặc uống nước ép bưởi 2 giờ trước hoặc sau khi uống thuốc vẫn có thể còn tác hại, vì vậy tốt nhất là tránh ăn loại quả này khi đang uống các loại thuốc trên.

Các rau củ giàu vitamin K

Không nên ăn các loại rau củ giàu vitamin K như bắp cải xanh, rau màu xanh đậm, trái bơ, rau diếp,… khi đang uống các thuốc chống đông (phenylindadion, clophenindion, coumetarol…). Các thức ăn này sẽ làm giảm tác dụng điều trị của thuốc vì nguy cơ tạo huyết khối tăng (tạo cục máu đông trong lòng mạch).

Lời khuyên cho người dùng thuốc

Để tăng hiệu quả dùng thuốc, mọi người cần lưu ý: Nước đun sôi để nguội hoặc nước lọc hợp vệ sinh là loại nước tốt nhất dùng để uống thuốc.

Uống thuốc với loại nước này với lượng nước đủ sẽ giúp đưa thuốc viên (viên nén hoặc viên nang) từ miệng xuống nhanh đến dạ dày, tan rã và hòa tan tạo dung dịch thuốc, sau đó trôi xuống ruột là vị trí dược chất sẽ hấp thu vào máu cho tác dụng chữa bệnh.

Có thể dùng nước đóng chai nhưng phải là nước tinh khiết chứ không nên dùng nước chứa các chất khoáng (còn gọi nước suối) để uống thuốc, bởi vì chất khoáng như canxi, natri… có thể tương kỵ gây hại thuốc.

Các loại nước không nên dùng với thuốc: sữa, nước hoa quả, trà, côca, cà phê, rượu… đều có tương tác với thuốc, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị, thậm chí gây hại.

Free ship Bọ cạp bạc Bách Chi & dụng cụ/Diện Chẩn online/Tìm đại lý phân phối 

Tags: Hệ miễn dịchNước trái cây
Cùng chuyên mục
Sự Nguy hại của hàn khí (lạnh người, mất ngủ)

Sự Nguy hại của hàn khí (lạnh người, mất ngủ)

Đồng Ứng Trị Liệu Pháp của Thầy LÝ PHƯỚC LỘC

Đồng Ứng Trị Liệu Pháp của Thầy LÝ PHƯỚC LỘC

Lương Y Lý Phước Lộc:  Tiểu Sử và Sự Nghiệp Khám Chữa Bệnh

Lương Y Lý Phước Lộc: Tiểu Sử và Sự Nghiệp Khám Chữa Bệnh

Dụng cụ Diện Chẩn ship toàn quốc – 0934.128.128
Danh mục
  • Vùng đầu
  • Vùng mặt
  • Vùng mắt
  • Vùng mũi
  • Miệng, lưỡi, răng, hàm
  • Vùng tai
  • Vùng họng
  • Vùng cổ, vai, gáy
  • Vùng ngực, vú
  • Lưng, mông, cột sống lưng
  • Chân, đùi, nhượng chân, bàn chân
  • Bộ phận sinh dục
  • Hệ tim mạch, tuần hoàn & máu
  • Vùng phổi
  • Vùng gan, mật
  • Bao tử, lá lách
  • Thận, bàng quang
  • Ruột già, ruột non
  • Hệ thần kinh, tâm thần
  • Da và mô dưới da
  • Nhiễm trùng và ký sinh trùng
  • Thai nghén, sinh đẻ và hậu sản
  • Chấn thương, tai biến
  • Toàn thân
Bài viết mới
  • Sự nguy hại của độc tố
    Sự nguy hại của độc tố
  • Sự Nguy hại của hàn khí (lạnh người, mất ngủ)
    Sự Nguy hại của hàn khí (lạnh người, mất ngủ)
  • Đồng Ứng Trị Liệu Pháp của Thầy LÝ PHƯỚC LỘC
    Đồng Ứng Trị Liệu Pháp của Thầy LÝ PHƯỚC LỘC
  • Lương Y Lý Phước Lộc:  Tiểu Sử và Sự Nghiệp Khám Chữa Bệnh
    Lương Y Lý Phước Lộc: Tiểu Sử và Sự Nghiệp Khám Chữa Bệnh
  • VIÊM CẦU THẬN MÃN – HỘI CHỨNG THẬN HƯ
    VIÊM CẦU THẬN MÃN – HỘI CHỨNG THẬN HƯ
DIỆN CHẨN BÙI QUỐC CHÂU
Dụng cụ Diện Chẩn chính hãng;
🏠Hội Vũ Shop.
☎0934.128.128 / 0383128128
🌎dungcudienchan.vn
📪dienchanviet@gmail.com

Nội dung web mang tính tham khảo. Mọi ý kiến cần thao khảo của nhà chuyên môn.
Về chúng tôi
  • Giới thiệu
  • Tra huyệt
  • Tin tức
  • Thư viện video
  • Chính sách bảo mật
  • Liên hệ
Danh mục
  • Tự học diện chẩn
  • Diện chẩn căn bản
  • Diện chẩn nâng cao
  • Diện chẩn thực hành
  • Bùi Quốc Châu
© 2018 Bản quyền thuộc về DienChanViet.vn
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Diện chẩn
    • Tự học diện chẩn
    • Diện chẩn căn bản
    • Diện chẩn nâng cao
    • Diện chẩn thực hành
  • Tra huyệt
  • Bùi Quốc Châu
    • Âm dương khí công
    • Ẩm thực dưỡng sinh
    • Thai giáo
    • Việt Massage
    • Tâm ngôn
  • Tin tức
  • Liên hệ
  • Facebook
  • Twitter
  • Google Plus
  • Youtube
Gọi điện
SMS
Email
x
x